Chai cứng có lơi hay có hại
Khi người ta nói tới các vết chai cứng, thì hay nói tới tác
hại của chúng tuy nhiên chai, cứng thì được nhắc tới ở nhiều chuyện khác nhau,
có thể kể ra đây như:
Đất nơi đó bị bỏ hoang lâu nay nên bị chai, cứng lại, rồi mặt
nó nom thế mà chai như đít khỉ (Bởi con khỉ nó ngồi phần nhiều cái đít của nó sần
sùi lại chai cứng)
Nói chung là từ “chai cứng” được nhắc tới đều là những hiện
tượng về vật lý hay sinh học là phần nhiều, chẳng hạn chuyện về vấn đề sinh học
của con người trong quá trình lao động, học tập công tác Những vết chai cứng nơi tay, chân do cầm bút,
lái xe hay đi giày cao gót khiến đôi bàn tay, bàn chân của chị em mất đi vẻ đẹp
mịn màng.
Tuy nhiên không hẳn chuyện chai cứng nơi đâu đó trên cơ thể
của con người không phải chỉ xuất hiện ở các “chị em” mà nó bao trùm tất tần tật
trong mọi giới mọi lứa tuổi..
Chuyện chai cứng cũng chẳng riêng đối với con người mà còn cả
ở các loài động vật.. nói chung ta xác định chung rằng đây là vấn đề về sinh học.
Các vấn đề về chai cứng đó đôi khi không hẳn chỉ là có hại,
mà điều này ở đâu đó lại là có lợi, tỷ dụ trong luyện võ, khi luyện tới đỉnh
cao thì tay chân của các võ sỹ chai cứng lại.. họ đã thành công rồi đấy.
Trong quá trình lao động chẳng hạn trên công trường, chân tay
bị chai sạn lại đôi khi vấp vào các mảnh thủy tinh vỡ khi tiếp xúc với chỗ bị
chai cứng kia thủy tinh chẳng làm người ta bị sứt mẻ, rách chân tay mất màu gì..
vậy vết chai cứng đó là có lợi chứ không hẳn là có hại
Suy cho cùng chuyện về chai cứng đôi khi là có lợi chứ không
hẳn là chúng có hại phải không các bạn
Một điều mà trong bài viết bàn về “chai cứng” hôm nay tác giả
muốn nói đên câu chuyện về ngạch kinh doanh đồ thủy tinh
Hiện tượng bán hàng online tiếp cận với từ khóa thủy tinh tìm
kiếm trên google chúng tôi thấy một vài hiện tưởng tìm kiếm từ khóa nói về đồ
thủy tinh, chẳng hạn:
1)
Thủy tinh được làm từ gì
2)
Cách nấu thủy tinh tại nhà
3)
Nhiệt độ nóng chẩy của thủy tinh
4)
Thủy tinh kali
5)
Nguyên liệu sản xuất thủy tinh
6)
Quy trình sản xuất thủy tinh hiện đại
7)
Thủy tinh màu
8)
Các loại thủy tinh
Chúng tôi xin có một vài ý kiến về từ khóa này như sau
Trước hết nói về từ khóa “Thủy tinh được làm từ gì (1)”.. Nói
về hành động gõ từ khóa này trên kết quả tìm kiếm từ anh cu google, thì đây là
một câu hỏi của người tìm kiếm, tuy nhiên câu hỏi theo ngữ pháp tiếng Việt thì
lẽ ra phải thêm dấu hỏi chấm (?) vào
cuối câu, nhưng trên thực tế người gõ từ khóa đặt câu hỏi trên google thì hầu
như không thấy ai đánh thêm dấu hỏi chấm này vào cuối câu.. chắc thuật toán tìm
kiếm của anh google cũng không để tâm lắm đến ngữ pháp. trở lại vấn đề Thủy
tinh được làm từ gì.. xưởng chai lọ thủy tinh gia lâm xin được nói sơ sơ trong
sự hiểu biết của mình như sau:
Thủy tinh được được sản xuất phần lớn từ nguồn nguyên liệu là
Silicát là điôxít silic công thức hóa học SiO2 tồn tại dưới dạng đa tinh thể trong
cát đặc biệt thủy tinh có cả thành phần hóa học của đá thạch anh.
Silicát có điểm nóng chảy khoảng 2.000 °C (3.632 °F), vì thế
có hai hợp chất thông thường hay được bổ sung vào cát trong công nghệ nấu thủy
tinh nhằm giảm nhiệt độ nóng chảy của nó xuống khoảng 1.000 °C.
Từ khóa thứ 2 được người tìm kiếm gõ trên google là : Cách nấu
thủy tinh tại nhà
Điều này thì có vẻ hoi khó nếu nấu thủy tinh một cách đơn giản.
Tuy nhiên nhiều cơ sở nấu thủy tinh tái chế họ vẫn làm bình thường, khi xưa các
lò thủy tinh được người dân triển khai ở khắp mọi nơi, thợ nầu thủy tinh thường
thì là người gốc Hà Nam, chủ yếu là vùng Nam Định cũ, họ phiêu bạt tứ xứ để hành
nghề nấu thủy tinh, các sản phẩm được sản xuất từ các lò này chủ yếu là các sản
phẩm dân sinh, chẳng hạn là bóng đèn, một cái bình nào đó.. người ta mua thủy
tinh vỡ thông qua các bà đồng nát với những nhời hô như : Ai mảnh chai, lông
ngan lông vịt bán đi.. đến đâu là bọn trẻ con cứ lùng sùng sục để tìm gom cho
ra những mảnh thủy tinh vụn vặt đâu đó để bán đổi cho họ.. có khi chỉ là mấy dây
kẹo kéo bé xíu.. may thì được các bà đồng nát cho miếng to.. không may hôm đó gặp
phải bà keo kiệt có khi họ chỉ cho tí tẹo, thế là đám trẻ con buồn thối ruột tiếc
đứt đám chai lọ thuiyr tinh vụn vỡ gom góp bấy lâu..
Nguồn chai vỡ này được bán lại cho các lò làm thủy tihh
kia.. họ sẽ làm sạch thủ công rồi cho vào lò nấu lại
Lò được đăp bằng đất thịt trong lò tròn như cái đống rơm..
trong cái lò bằng đống rơm kia sẽ chứa một cái nồi đất chắc cái nồi đất đó phải
chịu được nhiệt độ cao.. trong cái nồi đất đó là cơ man là thủy tinh vỡ.. lò được
đun lên bằng than.. đến một nhiệt độ nào đó người ta cho cái que sắt vào thăm
thấy thủy tinh chẩy thành tơ ra thì người ta bắt đầu sản xuất sản phẩm.. một
chiếc ống khá dài.. có khi tới 2 mét bằng sắt một đầu được cho vào lò để khiêu
một lượng thủy tinh nhất định nào đo.. người thợ thổi thủy tinh làm động tác thổi
nhẹ cụ thủy tinh vừa được moi ở trong lò ra.. họ thổi nhè nhẹ vẩy đi vẩy lại
cho dài ra một chút.. sau đó miếng thủy tinh mềm đó được cho vào khuôn.. chiếc
khuôn này bằng sắt được người ta quệt một ít dầu nhớt.. bọn trẻ hay gọi là
luyn..chiếc khuôn được một người mở ra, người thợ thổi cho miếng thủy tinh dài
dài kia vào, rồi phồng mồn thổi cật lực cho áp lực của hơi vào hết trong các ngóc
ngách của miếng thủy tinh kia, thủy tinh bị áp lực mạnh bám sát hết vào các góc
cạnh của chiếc khuôn, để vài dây cho thủy tinh cứng lại thế là họ bỏ ra ngoài..
Câu chuyện sản xuất đò thủy tinh, nấu thủy tinh ở Việt Nam xưa
thì là như thế, còn ở các nước thì sao? Các bạn có thể bổ xung câu chuyện
Ngày nay cũng có một vài cơ sở nấu thủy tinh nhỏ lẻ tuy nhiên
ngành sản xuất bóng đèn không còn nữa nhưng cũng có vài nhu cầu nho nhỏ như làm
cốc nến, cốc nến một dạng đồ thuy tinh không cần mỹ quan, nên người ta thổi thủy
tinh dạng này bị rất nhiều bọt, tuy nhiên do giá thành rẻ, mà cũng chỉ là để chứa
một vật liệu khác nên mỹ thuật không được người tiêu dùng quan tâm nhiều nên vẫn
có chỗ đứng của nó.
Một câu hỏi nữa về thủy tinh được người ta tìm kiếm là từ khóa
:Nhiệt độ nóng chẩy của thủy tinh là bao nhiêu? Câu hỏi này không phức tạp và dài
dòng cho lắm nên chúng tôi có thể trả lời ngắn gọn xúc tích như sau:
Nhiệt độ nóng chẩy của thủy tinh điểm nóng chẩy là 2000 độ
C, nếu cứ đúng bào này mà sản xuất thủy tinh thì e rằng nhiên liệu để đốt để đưa
thủy tinh lên nhiệt độ đó thì rất tốn kẽm, khó mà tiết kiệm để hạ giá thành sản
phẩm được gdo đó gười ta hay cho vào thủy tinh những vật liệu khác để hạ nhiệt
độ của thủy tinh xuống, theo xưởng chai thủy tinh của chúng tôi thì nhiệt độ nóng
chẩy thủy tinh hiện nay của các lò khoảng
1000 độ C, tuy nhiên tùy từng bó quyết của từng công ty mà chúng có thể
có nhiệt độ nóng chẩy ở mức thấp hơn 1000 độ C đó, hoặc cao hơn mức này.
Thủy tinh Kali
Pha lê, thường được gọi là thủy tinh chì, là một loại thủy
tinh trong đó chì thay thế hàm lượng canxi. Thủy tinh chì thường chứa 18 ox40%
(tính theo trọng lượng) chì (II) oxit (PbO), trong khi tinh thể chì hiện đại,
trong lịch sử còn được gọi là thủy tinh đá, do nguồn silicat ban đầu ở cái vùng
nào đó có được, chứa tối thiểu 24% PbO. Pha lê được ưa chuộng do tính loại thủy
tinh này rất đẹp có chất lượng tốt..”Đẹp như pha lê”
Vấn đề này về sau người ta tự bổ xung vào thủy tinh một lượng
khoảng từ 10 đến 30% chì vào thủy tinh
Thủy tinh pha lê đẹp
thì có đẹp nhưng nó lại rất độc trước đây người ta làm thủy tinh pha lê là những
chiếc cốc được sử dụng để chứa các đồ uống, nhưng như ngày nay chúng ta đã biết
chì là một nguyên tố rất độc, đến xăng dầu có chì thì trên thế giới còn phải bỏ
đi huống chi là cốc, đồ uống, nếu không có công nghệ thay thế thủy tinh pha lê
mà vẫn dùng công nghệ cũ là pha chì vào thủy tỉnh đền làm nó đẹp rồi dùng thì
tha người ta uống bằng cái bát xành con hơn.. việ phải tìm ra một nguyên liệu,
phụ gia thay thế cái anh cu chì kia được người ta ngâm cứu và rồi các vật liệu thay thế là thủy tinh pha lê được sáng
tạo trong đó oxit bari, oxit kẽm hoặc oxit kali được sử dụng để họ thay cho
oxit chì, và rồi thì người ta rút ra rằng sử dụng oxit kali là tối ưu hơn cả
Từ khóa nguyên liệu sản xuất thủy tinh có vẻ nó rất giống với
câu hỏi (1) nên xin mạn phép không viết lại ra đây nữa, không anh google anh lại
bảo Spam thì mất điểm, Quý vị có thể đọc lại (1) ở phía trên.
Đối với từ khóa “Quy trình để sản xuất thủy tinh hiện đại –
Nói đến “hiện đại” thì ta không thể nói đến chuyện nhặt nhạnh vài cái mớ thủy
tinh vỡ vụn ở đâu đó vào naayus lại rồi quy trình này phải là từ nguồn nguyên
liệu tự nhiên rồi đươc pha trộn để nấu thành hợp chất thủy tinh thì ta có thể nói
vắn tắt như sau.
Sàng lọc nguyên liệu làm thủy tinh ( chủ yếu là cát trắng ).
Việc này được làm cực kỳ cẩn thận và tỉ mỉ để có được sản phẩm đẹp mắt.
2. Nguyên liệu để sản xuất thủy tinh được người ta cho vào cái
lò có độ cao 1. Nấu thủy tinh trong lò đun bằng than ( Nấu trong 10 tiếng với
nhiệt độ khoảng 2000 độ C )
3. Làm nguội bằng nước và xoay ống để thủy tinh tròn đều.
Đây là một giai đoạn khá quan trọng, người thợ thổi thủy tinh phải có sức khỏe
tốt để xoay ống thổi liên tục,
4. Tạo hình cho thủy tinh, làm nguội sản phẩm.
5. Kiểm tra, đóng gói và hoàn thiện sản phẩm.
Công nghệ sản xuất thủy tinh tại các nhà máy lớn
Là một trong những hình thức được ưa chuộng nhất hiện nay. Với
công nghệ, máy mọc này, thủy tinh sẽ được sản xuất một cách liên tục với số lượng
sản phẩm lớn để phục vụ cho các ngành công nghiệp hiện nay. Một ưu điểm nữa của
hình thức này đó chính là thời gian sản xuất nhanh chóng, chất lượng sản phẩm đồng
đều, kiểu dáng giống nhau,...
Chuẩn bị nguyên liệu
( nguyên liệu thô, các loại phụ da và thủy tinh tái chế ) - Gia công nguyên liệu
-. Phối liệu - Nấu thủy tinh Tạo hình sản
phẩm - Ủ thủy tinh, xử lý nhiệt -. Kiểm tra chất lượng - Hoàn thiện sản phẩm.
Thủy tinh màu, đối với từ khóa này về thủy tinh màu thì xưởng
chai lọ thủy tinh Gia Lâm có thể nói đơn giản như sau
Các màu sắc thủy tinh thì lại được nhà sản xuất bổ xung vào
thủy tinh Phần lớn kính hay thủy tinh chúng ta sử dụng trên cơ sở hàng ngày là
thủy tinh soda-vôi (soda-lime glass); đây chủ yếu là hỗn hợp của silicon
dioxide, oxit canxi (vôi) và natri oxit (soda)
Nó được sử dụng cho một loạt các mục đích, bao gồm chai,
thùng chứa, cửa sổ và kính uống
Một loại khác, mà những người làm việc trong các phòng thí
nghiệm khoa học sẽ quen thuộc, là thủy tinh borosilicate. Cũng như silicon
dioxide, loại thủy tinh này chứa boron trioxide. Nó có độ bền cao hơn, kết hợp
với hóa chất và khả năng chịu nhiệt cao hơn, dẫn đến việc sử dụng nó trong
phòng thí nghiệm, cũng như trong dụng cụ nấu nướng.
Ngoài ra, nó được sử dụng trong ống kính đèn pin, cho phép
phần trăm ánh sáng cao hơn so với nhựa
Có ba phương pháp chính để tạo màu cho thủy tinh Việc đầu
tiên liên quan đến việc đưa kim loại chuyển tiếp hoặc oxit kim loại đất hiếm
vào thủy tinh. Khi sử dụng việc này chúng ta có các oxit kim loại vào thủy
tinh. Các ion kim loại hấp thụ các bước sóng nhất định của ánh sáng, thay đổi
tùy thuộc vào kim loại, dẫn đến sự xuất hiện của màu sắc, người ta còn tạo màu
cho thủy tinh bằng cách thông qua việc bổ
sung các hạt đã nhuộm màu vào kính. Thí dụ về loại màu này bao gồm thủy tinh sữa
và thủy tinh khói; thủy tinh sữa đạt được bằng cách thêm oxit thiếc
Một cách khác mà
màu sắc có thể được giới thiệu là hình thành các hạt keo. Điều này đơn giản có
nghĩa là các hạt của một chất bị treo trên toàn thủy tinh. Những hạt này thường
được hình thành như là kết quả của việc xử lý bằng nhiệt, tạo thành những gì được
gọi là “màu sắc nổi bật”. Các hạt keo phân tán ánh sáng của các tần số nào đó
khi nó đi qua kính, gây ra màu sắc.
Thí dụ về các chất hạt keo tạo màu gồm vàng, truyền đạt một
màu đỏ ruby, và selen, trong đó cung cấp các sắc thái từ màu hồng sang màu đỏ dữ
dội.